[gtranslate]
  • Welcome to Vipaco Website
  • Contact : (+84.2213) 767.968

Công nghệ mới biến nhựa thành nhiên liệu phản lực

Các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Washington đã phát triển một phương pháp mới để chuyển đổi chất thải nhựa thành nhiên liệu phản lực. Kỹ thuật này có thể được điều chỉnh để biến nhựa thải thành nhiều loại sản phẩm hydrocacbon theo nhu cầu. Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Chem Catalyst.

Điều quan trọng là phương pháp chuyển đổi mang lại hiệu quả cao, hoạt động ở nhiệt độ vừa phải và chuyển đổi gần 90% nguyên liệu đầu vào. Quá trình này cũng diễn ra nhanh chóng, chỉ mất chưa đầy một giờ. Theo các tác giả nghiên cứu, trong ngành công nghiệp tái chế, chi phí tái chế là yếu tố then chốt. Công trình này là một bước tiến dài để đưa vào thương mại hóa công nghệ mới.

Sự tích tụ nhựa thải trong các hệ sinh thái toàn cầu vẫn là một trong những vấn đề môi trường cấp bách nhất của hành tinh. Trong khi những loại rác thải nhựa cỡ lớn như túi, chai nhựa và quần áo tổng hợp sẽ được phân hủy, thì những mẩu nhựa nhỏ hay vi nhựa có thể tích tụ trong các thủy vực hoặc bị thổi vào bầu khí quyển và lắng đọng ở những nơi xa. Nghiên cứu cho thấy san hô và động vật thân mềm ăn vi nhựa và thậm chí cả các sinh vật biển sâu sống dưới bề mặt đại dương vài nghìn feet.

Khi nhựa bị vứt bỏ thay vì tái chế, nó sẽ gây hại gấp đôi cho môi trường. Ngoài gây hại trực tiếp đến sinh thái, nhựa bị bỏ đi đồng nghĩa với việc phải tạo ra nhựa mới để đáp ứng nhu cầu thương mại và sản xuất nhựa vẫn là một quá trình phát thải nhiều cacbon.

Biến rác thải nhựa thành các sản phẩm hữu ích giúp giảm lượng khí thải cacbon của ngành nhựa. Thông thường, nhựa được tái chế chỉ đơn giản là được nấu chảy và tái chế, nhưng quá trình tái chế làm giảm chất lượng và tính toàn vẹn cấu trúc của nhựa. Nhựa thải cũng có thể được chuyển đổi thành các hóa chất hữu ích, nhưng các phương pháp chuyển đổi hiện nay quá đắt đỏ và tốn nhiều năng lượng. Kết quả là chỉ 9% nhựa thải được tái chế ở Hoa Kỳ.

Trong phòng thí nghiệm, các nhà khoa học đã sử dụng ruthenium trên chất xúc tác cacbon và một dung môi thông dụng để kích hoạt quá trình khử trùng hợp và biến chất thải nhựa thành các thành phần dùng để sản xuất nhiên liệu phản lực. Kỹ thuật chuyển đổi hoạt động ở nhiệt độ xấp xỉ 4280F (khoảng 220oC), thấp hơn nhiều so với nhiệt độ được sử dụng cho các phương pháp chuyển đổi khác.

Các nhà nghiên cứu đã chứng minh việc điều chỉnh thời gian và nhiệt độ chuyển đổi hoặc lượng chất xúc tác được sử dụng có thể tinh chỉnh quy trình để tạo ra các vật liệu từ nhựa như mong đợi.

Theo https://www.upi.com/Science_News

Trả lời

Your email address will not be published.

You may use these <abbr title="HyperText Markup Language">HTML</abbr> tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

*