[gtranslate]
  • Welcome to Vipaco Website
  • Contact : (+84.2213) 767.968

Phát minh biến rác thải nhựa sinh học thành phân bón

Nhóm nghiên cứu tại Tokyo (Nhật Bản) đã phát triển một phương pháp chuyển nhựa sinh học thành phân bón, và phát minh này hứa hẹn còn mang nhiều ý nghĩa to lớn hơn.

Quy trình tái chế rác nhựa sinh học của các nhà khoa học Nhât Bản. Đồ họa: Tokyo Institute of Technology

Quy trình tái chế rác nhựa sinh học của các nhà khoa học Nhât Bản. Đồ họa: Tokyo Institute of Technology

Các loại rác nhựa sinh học sử dụng một lần là một vấn đề môi trường lớn, gây ô nhiễm mọi thứ từ rãnh đại dương sâu nhất trong vỏ Trái Đất Mariana đến đỉnh Everest cao nhất thế giới.

Số liệu thống kê cho thấy, hiện mới chỉ có 14% rác nhựa thực sự được tái chế. Trong khi nhiều chuyên gia và những người ủng hộ lập luận rằng giải pháp cho vấn đề này là tạo ra một hệ thống quay vòng, theo đó nhựa được tái sử dụng thay vì bỏ đi.

Để đạt được mục tiêu này, một nhóm nghiên cứu gồm các nhà khoa học có trụ sở tại thủ đô Tokyo (Nhật Bản) đã phát triển một phương pháp chuyển nhựa sinh học thành phân bón. Nhưng họ nói rằng, phát hiện của họ thậm chí còn có ý nghĩa rộng lớn hơn đối với việc tái sử dụng rác nhựa trong tương lai.

Đồng tác giả nghiên cứu và trợ lý giáo sư Daisuke Aoki của Viện Công nghệ Tokyo cho biết: “Chúng tôi rất lạc quan và tin rằng công trình của chúng tôi là một cột mốc quan trọng đối với việc phát triển các vật liệu polyme bền vững và có thể tái chế trong tương lai gần. Điều này đồng nghĩa với kỷ nguyên của ‘bánh mì làm từ nhựa’ cũng sắp đến gần”.

Nghiên cứu này vừa được công bố trên tạp chí chuyên ngành Green Chemistry, tập trung vào nhựa poly (isosorbide carbonate) (PIC) có nguồn gốc sinh học.

Chất dẻo sinh học là chất dẻo được làm từ sinh khối đã được đề xuất như một chất thay thế bền vững hơn cho chất dẻo từ dầu mỏ. Đặc biệt, PIC được làm từ một monome (đơn vị cấu tạo nên đa phân tử) gọi là isosorbide (ISB), một sản phẩm phụ không độc của glucose.

ISB có thể được biến thành phân bón thông qua một quá trình gọi là ammonolysis: tức amoniac được sử dụng để tách carbon kết nối các monome ISB. Điều này tạo ra urê, là một chất giàu nitơ làm ra một loại phân bón phổ biến.

Với công nghệ mới, nhựa có thể làm được nhiều việc hơn là làm giá đỡ cho cây phát triển mà nó có thể trở thành phân bón. Ảnh: Getty ImagesVới công nghệ mới, nhựa có thể làm được nhiều việc hơn là làm giá đỡ cho cây phát triển mà nó có thể trở thành phân bón.
Nguồn: Nông nghiệp Việt Nam

Trả lời

Your email address will not be published.

You may use these <abbr title="HyperText Markup Language">HTML</abbr> tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

*