[gtranslate]
  • Welcome to Vipaco Website
  • Contact : (+84.2213) 767.968

Vi khuẩn phân hủy nhựa- Giải pháp xử lý rác thải nhựa cho tương lai

Theo cảnh báo của các nhà hoạt động môi trường, rác thải nhựa vào năm 2050 có thể nhiều hơn so với tổng trọng lượng cá sinh sống ngoài đại dương. Dù hiện tại, con người dừng mọi hoạt động thải rác nhựa ra bên ngoài môi trường. Thì với giải pháp xử lý rác thải ở hiện tại, hàng trăm năm nữa loài người vẫn chịu tác động xấu của rác thải nhựa. Vậy nên, vi khuẩn phân hủy nhựa chính là giải pháp xử lý rác thải hoàn hảo cho tương lai.

Thế giới chìm trong biển rác thải nhựa

Theo báo cáo nhanh từ chương trình Môi trường Liên hợp quốc vào năm 2018, trung bình mỗi phút, thế giới sẽ tiêu thụ lên đến 1 triệu chai nhựa. Mỗi năm tiêu thụ hơn 500 tỷ túi nilon và trong đó có 40% tỷ lệ nhựa được sản xuất trên thế giới sử dụng để sản xuất sản phẩm đóng gói. Một nửa tổng sản phẩm nhựa chỉ dùng một lần như dây câu cá, tả trẻ em, ống hút, túi bọc đồ.

Trong suốt 50 năm vừa qua, tổng lượng nhựa tiêu dùng tăng cao gấp 20 lần. Các nhà nghiên cứu dự kiến con số này sẽ tăng gấp đôi trong vòng 20 năm tới. Trung bình mỗi năm, thế giới đang thải ra với khoảng 300 triệu tấn rác thải nhựa, bằng với trọng lượng dân số toàn cầu. Chất dẻo chiếm 10% tổng lượng chất thải. Tất cả đều tác động tiêu cực đến kinh tế, môi trường và sức khỏe của con người.

vi khuẩn phân hủy nhựa

Trung bình mỗi phút, trên thế giới tiêu thị 1 triệu chai nhựa

Phương pháp xử lý rác thải nhựa hiện tại

Trung bình mỗi năm, số lượng rác thải nhựa thải ra môi trường đủ để bao quanh trái đất gấp 4 lần. Ước tính, trong đó chỉ có 9% số rác thải nhựa sẽ được tái chế, 12% được đốt cháy và 97% bị chôn lấp trong môi trường tự nhiên.

Chỉ riêng các nước thành viên của tổ chức APEC, mỗi năm họ phải chi khoảng 1.3 tỷ USD để giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường biển từ rác nhựa. Ở một vài nước phát triển trên thế giới, rác thải nhựa được xử lý tập trung ở các nhà máy tái chế. Sau đó, chúng sẽ được tiếp tục chu trình sử dụng. Một số quốc gia còn đưa ra điều luật cấm sử dụng sản phẩm nhựa dùng 1 lần, tất cả được phân loại và thu gom đến nhà máy tái chế.

Số quốc gia còn lại, trong đó có Việt Nam lại áp dụng phương pháp xử lý thủ công là đốt, chôn lấp rác thải. Trong đó, một phần nhỏ rác thải nhựa sẽ được tái chế với hệ thống công nghệ lỗi thời. Chi phí cao, hiệu quả thấp và đặc biệt ô nhiễm môi trường. Đặc biệt, rác thải nhựa được thu gom mang đi chôn lấp cũng sẽ tồn tại hàng trăm năm. Chúng khiến cho đất bị xói mòn, thay đổi tính chất vật lý của đất, ngăn cản khí oxy đi qua đất, khiến cho đất không có chất dinh dưỡng đi nuôi cây trồng.

Một số nước chậm phát triển còn áp dụng giải pháp giảm thiểu lượng rác thải nhựa bằng cách đốt. Hoạt động này đã vô tình gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Khí độc hại thì rác thải khi đốt lên có thể gây ung thư, nặng là tử vong.

Vi khuẩn phân hủy nhựa là giải pháp xử lý rác thải cho tương lai

Vào năm 2016, Các nhà khoa học đến từ Viện công nghệ Kyoto, Nhật Bản đã nghiên cứu và tìm ra một số loại vi khuẩn có khả năng phân hủy được vật liệu nhựa hiệu quả. Vi khuẩn đó có tên là  Ideonella sakaiensis. Chúng có khả năng tiết ra 2 loại enzyme chính giúp phân hủy 1 trong 2 loại nhựa phổ biến là PET.

Đến  năm 2018, nữ sinh viên Mỹ tên là Morgan Vague dã thử nghiệm trên 300 chủng vi khuẩn. Cô đã tìm ra được 3 loại vi khuẩn tạo ra chất Lipase. Enzyme tiêu hóa có thể phá hủy chất dẻo và cô phát hiện ra một chủng khuẩn có thể phân hủy các hydrocacbon ở trong PET.

Gần đây nhất, các nhà khoa học Anh đến từ trường ĐH Portsmouth và phòng thí nghiệm đến từ Mỹ đã tình cờ tạo ra được loại enzyme có khả năng phân hủy nhựa dựa vào phương pháp gây đột biến.

Nhờ loại Enzyme này, nhựa plastic thông thường mất hơn 400 năm mới phân hủy hoàn toàn thì nay chỉ trong vài ngày đã có thể phân hủy. Nghiên cứu khoa học này đã được công bố rộng rãi trên tạp chí Mỹ – Proceedings of the National Academy of Science. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn cần thêm thời gian để nghiên cứu nhằm mục đích cải tiến Enzyme. Với hy vọng sẽ nhanh chóng ứng dụng chúng vào phương pháp xử lý rác thải nhựa trên toàn cầu trong thời gian sớm nhất.

Theo đánh giá từ cộng đồng khoa học trên thế giới, việc phát hiện, phát triển loại vi khuẩn phân hủy nhựa này đã từng bước mở ra một hướng đi hiệu quả trong xử lý vấn nạn rác thải nhựa ở trên toàn thế giới.

                                                        vi khuẩn phân hủy nhựa
                                                           Vi khuẩn phân hủy nhựa là giải pháp xử lý rác thải cho tương lai

Tháng 7/2021 vừa qua thì chúng ta lại nhận thêm một tin vui tại Trung tâm Công nghệ Sinh học Công nghiệp Áo và Đại học Innsbruck đã tìm được vi khuẩn và enzyme có trong dạ dày cỏ của bò Alpine. Chúng có khả năng phân hủy được các loại nhựa thông thường.

Theo thông tin từ tạp chí khoa học Frontiers ngày 2/7 chia sẻ. Các nhà khoa học đã lấy các chất lỏng trong dạ dày cỏ của bò Alpine thực hiện trên 3 loại nhựa phổ biến là polyethylene terephthalate (thường được gọi là PET), polybutylene adipate terephthalate (PBAT) và polyethylene furanoate (PEF)

Mục tiêu của thí nghiệm này muốn đánh giá quá trình phá vỡ cấu trúc vật liệu của vi sinh vật ra sao. Kết quả đem lại đáng mong đợi trên cả 3 loại nhựa và hiệu quả nhất là PEF.

Dạ dày bò Alpine chứa vi khuẩn phân hủy nhựa

Dạ dày bò Alpine chứa vi khuẩn phân hủy nhựa

Sau quá trình phân tích DNA từ mẫu chất lỏng trong dạ dày thì kết luận các loại vi sinh vật tham gia quá trình phân hủy chủ yếu là 2 nhóm vi khuẩn thuộc chi Pseudomonas và  chi Acinetobacter. Theo Ông Gübitz cần có những nghiên cứu thêm mặc dù con đường đi phía trước gặp khá nhiều gian nan. Tuy nhiên đây có thể được xem là phát hiện ý nghĩa và vô cũng cần thiết cho chúng ta. Một bài toán có thể là đáp án tạm thời giải quyết vấn đề rác thải nhựa luôn được quan tâm trên toàn cầu.

Nguồn: Vnxpress

Trả lời

Your email address will not be published.

You may use these <abbr title="HyperText Markup Language">HTML</abbr> tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

*