[gtranslate]
  • Welcome to Vipaco Website
  • Contact : (+84.2213) 767.968

Muốn thực sự bảo vệ môi trường hãy sử dụng bao bì nhựa

Nghiên cứu của Anh khám phá rằng các loại túi vải có hại hơn túi nhựa 

Trong một thập kỷ qua, có thể nói, ngành bao bì nhựa đã nhượng bộ, nếu không muốn nói là để cho lĩnh vực khoa học bôi nhọ bằng nhiều cách trong đó bao gồm cả việc vận động các tầng lớp xã hội tẩy chay không sử dụng các loại túi nhựa (shopping bags).

Nhiều khu đô thị trên khắp thế giới đã thực hiện các cuộc thập tự chinh để cấm “cấm túi” với một nỗ lực để bảo vệ môi trường từ những hành vi mà người ta cho là tệ nạn của túi nhựa khi đi mua sắm và hàm ý loại bỏ những nguy hiểm của nhựa. Tuy nhiên, gần đây tờ báo The Atlantic đã đăng một bài viết cho thấy các loại túi vải – được sử dụng lại nhiều lần – có thể gây hậu quả tồi tệ hơn cho môi trường so với túi nhựa.

Muốn thực sự bảo vệ môi trường, hãy sử dụng túi nhựa

Trước đây, cũng có tác giả phản ảnh về mầm mống của vô số các loại vi trùng mà chúng có thể phát triển trong những túi vải đựng tạp hóa, là kết quả từ quá trình mang thịt về nhà, các loại trái cây, rau quả chưa được rửa sạch từ chợ, và những mầm bệnh là kết quả tất yếu từ quá trình này gây ra. Hiện nay, tờ báo The Atlantic đang tiết lộ về một nghiên cứu được công bố trong năm 2008 của Cơ quan Môi trường Anh (UKEA) – mà nhìn vào “các khoản chi phí về tài nguyên cho các loại túi khác nhau: gồm túi giấy, nhựa, vải và túi polypropylene tái chế. Một điều đáng ngạc nhiên rằng, các tác giả đều nhận thấy trong các mô típ điển hình của việc sử dụng và xử lý, người tiêu dùng tìm cách giảm thiểu ô nhiễm và phát thải cácbon nên đã sử dụng các túi nhựa và sau đó họ sử dụng lại chúng ít nhất là một lần – để đựng rác hay cho các mục đích phụ khác.”

Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng “túi nhựa thông thường làm từ polyethylene mật độ cao (HDPE, những chiếc túi nhựa được tìm thấy tại các cửa hàng tạp hóa) có tác động đến môi trường ít nhất sau mỗi lần sử dụng sau tất cả những lần thử nghiệm. Còn các loái túi giấy thì ngược lại, chúng cho thấy những tiềm ẩn tạo ra sự nóng lên ở mức cao và nghiêm trọng nhất cho bầu khí quyển của trái đất. Đơn giản là vì chúng đòi hỏi nhiều nguồn tài nguyên hơn để sản xuất cũng như trong quá trình phân phối.”

Túi giấy tuy nhanh phân hủy hơn túi nilon nhưng việc sản xuất ra chúng lại tạo ra lượng chất thải lớn

Đối với tất cả những ai đang làm việc trong ngành công nghiệp nhựa có am hiểu khoa học về quá trình sản xuất nhựa và các sản phẩm dẫn xuất từ polyme khác nhau, đều không lấy làm ngạc nhiên về thực tế này. Mọi người đều hiểu rằng việc sản xuất nhựa sau đó chế biến nguyên liệu thô này thành tất cả mọi thứ từ túi nhựa và bịch đựng bánh sandwich đến bộ cản xe ô tô hay tất cả mọi thứ khác, vốn thân thiện với môi trường hơn so với việc trồng bông (đòi hỏi rất nhiều nước, phun thuốc trừ sâu, sau đó là phun thuốc rụng lá nên những quả bông gòn có thể được chọn một cách tự động bởi những cỗ máy lớn, hoạt động bằng xăng). Hơn nữa, chi phí về môi trường trong sản xuất giấy cũng rất tốn kém, vì nó đòi hỏi một lượng lớn nước và các nguồn lực khác bao gồm thuốc tẩy (giấy trắng), theo các chuyên gia đầu ngành cho biết.

Đối với ngành nhựa, vì thế, công việc quan trọng nhất hiện nay chính là giáo dục ý thức. Điều này nên được bắt đầu với các trường tiểu học và xây dựng giáo trình giáo dục về sự thân thiện sinh thái của chất dẻo cũng như giá trị của việc tái chế các sản phẩm nhựa ở phần cuối của vòng đời vốn đầy hữu ích của chúng. Trong thực tế, nhiều phụ huynh đã chia sẻ những câu chuyện về con cái của họ rằng chúng sẽ không còn được sử dụng túi nhựa đựng bánh sandwich nhựa cho bữa ăn trưa của chúng chẳng hạn, hoặc thậm chí chúng còn cười nhạo cha mẹ khi đem về nhà cả đống túi nhựa sau những lần đi chợ, mua sắm. Hóa ra, những điều mà chúng đang được học ở trường chỉ toàn là những mặt trái của nhựa! Vậy mặt phải, hay những lợi ích của nhựa thì sao đây? Đang khi đó chúng vẫn phải sống bằng nhựa, nhờ nhựa hàng ngày!

“Nghiên cứu của UKEA tính toán được rằng mức chi phí cho một chiếc túi nhựa HDPE thì cần chưa đến 2 kg carbon. Trong khi đó, đối với túi giấy, phải cần tới gấp bảy lần lượng carbon để đạt được cùng một tỷ lệ mỗi lần sử dụng. Còn các loại túi xách làm từ tái chế nhựa polypropylene thì gấp 26 lần, và túi bông thì gấp 327 lần”. Tuy nhiên, bài báo của Noah Dillon có chủ đề,”Liệu các loại Túi xách tay bằng vải hay bông gòn có thực sự tốt cho môi trường?” đã chỉ ra rằng hiện nay túi xách tay đang trở nên rất phổ biến mà họ xem như là một loại hàng hóa dùng một lần và đang được quẳng ra môi trường gần như thường xuyên như túi nhựa, làm hủy hoại mục đích thật sự của chúng vốn rất lý tưởng.

“Sự mất kiểm soát mất tập trung này vốn ban đầu là để ngăn ngừa thảm họa sinh thái có vẻ đang bị áp phê ngược – hại nhiều hơn là lợi, đó là một luận điệu bảo vệ môi trường đang có vấn đề”, Dillon nhấn mạnh. Điều này khuyến khích người tiêu dùng bắt đầu suy nghĩ về toàn bộ chuỗi sản xuất và phân phối khi cân nhắc cái gì mới thực sự tốt cho môi trường, và lưu ý rằng “các loại nhựa phân hủy sinh học đang ngày càng sinh sôi nảy nở chẳng hạn như bao bì sử dụng một lần và đồ dùng, với cái gọi là sạch xanh đang lấp đầy nhu cầu và hàng hóa dùng một lần chứ không cần phải đặt câu hỏi thêm”.

Còn các túi vải xách tay, theo bài báo The Atlantic, với người sử dụng mà nói thì nó gần như là mốt vốn tạo ra cho người sử dụng một hình ảnh mang vẻ về “sức khỏe”, có ý thức về chất thải và có trách nhiệm về mặt sinh thái, sự linh hoạt về mặt kỹ thuật đa dạng, vô tư nhưng hiệu quả, kết nối, giàu có, bao dung, thích mạo hiểm, lạc quan. Thoạt nhìn thì có vẻ như họ là những người đạo đức.”

Tuy nhiên, một nghiên cứu năm 2014 cho thấy trong khi chỉ có 20% người được khảo sát nói rằng họ thích sử dụng túi nhựa, trong khi gần một nửa số người được hỏi nói rằng họ “thường không dung các loại túi tái sử dụng ngay cả khi chúng dễ sử dụng hoặc rẻ hơn. Và trong thực tế thì con số này có thể còn thấp hơn, với tỷ lệ sử dụng túi xách tay ước khoảng 10%,” tờ báo này cho biết.

Vì vậy, có một vài điều chúng ta trong ngành công nghiệp nhựa có thể làm để vượt qua thách thức này. Thứ nhất, giáo dục con cái của chúng ta trong các vấn đề khoa học về nhựa so với túi giấy hoặc vải. Sau đó yêu cầu các trường học nếu có thể xây dựng những khóa học thực tế mang tính khoa học ứng dụng về sự thân thiện với môi trường của nhựa. Thứ ba, khi chúng ta (cộng đồng quản lý, nhân viên ngành nhựa) đi đến các cửa hàng tạp hóa, càn có những cử chỉ, mạnh dạn truyền thông về túi nhựa, đặc biệt là lợi ích của chúng so với các loại vật liệu khác. Và cũng đừng quên thể hiện niềm tự hào về nhựa cho họ thấy!

Theo nguồn: Theo Tạp chí Thế Giới Nhựa

Trả lời

Your email address will not be published.

You may use these <abbr title="HyperText Markup Language">HTML</abbr> tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

*