Trên khắp thế giới, mọi người đang hiểu rằng không phải tất cả các loại bao bì nhựa đều giống nhau. Một loại nhựa tái chế độc đáo được gọi là Polyethylene Terephthalate (viết tắt là PET) thường được sử dụng cho nước ngọt và chai nước. Và hiện nay chai nhựa PET là loại bao bì nhựa được tái chế nhiều nhất trên thế giới. Con số này sẽ tăng lên khi cả thế giới đang chung tay để giảm thiểu rác thải nhựa.
Ngày nay, các thương hiệu lớn có xu hướng sử dụng bao bì tái chế để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Tiêu biểu là Coca-Cola, PepsiCo, Unilever, Danone và Nestle đều đã đưa ra những cam kết đầy về việc sử dụng 100% nhựa tái chế trong sản phẩm của họ. Các thương hiệu khẳng định giá trị của PET, không chỉ xuất phát từ quan điểm kinh tế, mà còn từ sự bền vững toàn diện.
Là nhà sản xuất bao bì tái chế PET lớn nhất thế giới, công ty Indorama Ventures tin rằng bao bì tái chế PET sẽ thúc đẩy tăng trưởng bền vững trong lĩnh vực ngành sản xuất bao bì nhựa. Vào năm 2019, công ty đã cam kết chi 1,5 tỷ đô la để tăng khối lượng sản phẩm tái chế lên ít nhất 750.000 tấn vào năm 2025. Để đặt mục tiêu này tính tới tháng 3 năm nay Indorama Ventures đã tái chế chai PET thứ 50 tỷ kể từ khi dự án khởi động vào năm 2011. Khoản đầu tư của Indorama Ventures sẽ giúp công ty tái chế 50 chai tỷ chai/ năm tính tới năm 2025. Để làm được điều này, công ty Indorama Ventures đang xây dựng cơ sở hạ tầng để mở rộng sản xuất và cung cấp một thị trường rộng mở cho bao bì tái chế PET.
Nhựa tái chế PET tại Việt Nam
Ở Việt nam, đã có một số công trình nghiên cứu tập trung vào lĩnh vực nhựa tái chế PET nhưng chưa nhiều. Đã có một số nghiên cứu bước đầu về sử dụng polyetylene tái chế để chế tạo polyme composit và nhiệt phân polypropylen để sản xuất nhiên liệu nhưng mới chỉ dừng ở quy mô phòng thí nghiệm.
Ở Đồng bằng Sông Cửu Long đã có quy trình tái chế hỗn hợp các polyme thải thành máng dẫn nước, tuy nhiên độ bền lại phụ thuộc nhiều vào loại polyme thải. Tại nhà máy Hợp Thành, Thái Bình, chai PET thải được làm sạch, cắt nhỏ, làm nóng chảy và đùn ép thành sợi polyester tái sinh. Tuy nhiên, sợi này chỉ phù hợp làm ruột bông cho chăn và gối.
Tại phòng thí nghiêm bộ môn Lọc – Hóa dầu, Đại học Mỏ-Địa chất, TS.Bùi Thị Lệ Thủy và các cộng sự đã tổng hợp thành công chất lỏng ion dạng imidazol và sử dụng làm xúc tác cho quá trình glycol phân hạt nhựa PET của Nhà máy sản xuất xơ sợi tổng hợp polyetylen terephtalat Đình Vũ và chai nhựa PET thải. Sản phẩm được tách thành 3 phần: monomer, dimer và oligomer. Cấu trúc của các sản phẩm đã được xác nhận bằng phổ hồng ngoại, cộng hưởng từ hạt nhân, phổ khối. Kết quả cho thấy có thể đạt được độ chuyển hóa 95% và độ chọn lọc BHET 60% ở nhiệt độ 195 độ C, trong thời gian 8 giờ.